Giải đáp gốc tự do là gì và những điều cần biết
Gốc tự do hình thành trong quá trình sinh sống và phát triển của cơ thể. Chúng rất quan trọng nhưng nếu hình thành quá nhiều cũng gây ra những tác động xấu và tăng nguy cơ bệnh tật. Cùng tìm hiểu gốc tự do là gì và tác động của nó như thế nào đến sức khỏe con người nói chung nhé.
Gốc tự do là gì và nguồn gốc của chúng
Những khái niệm cơ bản về gốc tự do gồm:
Định nghĩa
Gốc tự do (free radical) là ion, phân tử hoặc nguyên tử có số electron lẻ nên thường không ổn định, dễ dàng phản ứng với các phân tử khác trong tế bào. Gốc tự do giữ vai trò quan trọng trong hệ thống sinh học, chúng có thể mang điện tích dương (+), âm (-) hoặc không mang điện.
Gốc tự do không ổn định do có lớp điện tử ngoài cùng chứa một điện tử đơn độc không được ghép cặp. Chúng có xu hướng “cướp” điện tử của các phân tử hay nguyên tử khác để trở về trạng thái ổn định. Nhưng lại khiến các nguyên tử hoặc phân tử bị “cướp” trở thành gốc tự do, làm cho cấu trúc tế bào bị thay đổi và phá vỡ.
Minh họa dễ hiểu gốc tự do là gì.
Nguồn gốc
Các gốc tự do sinh ra trong cơ thể chủ yếu từ 2 nguồn sau:
- Nguồn nội sinh: được tạo ra một cách thường xuyên do chuỗi hô hấp tế bào. Đây là quá trình chuyển đổi năng lượng cho sự hoạt động của tế bào, năng lượng được chuyển đổi chủ yếu từ Carbohydrate.
- Nguồn ngoại sinh: do các tác nhân phóng xạ, căng thẳng, mệt mỏi kéo dài, thuốc lá, phản ứng viêm, ô nhiễm môi trường xung quanh…
Bên cạnh đó, gốc tự do có hoạt tính rất mạnh nên khi tăng quá mức sẽ gây ra những tổn thương cho tế bào cũng như làm tăng nguy cơ bệnh tật. Một số gốc tự do nguy hiểm gây nhiều tổn thương tế bào như: Superoxide, Ozone, Hydrogen peroxide, Peroxy lipid, Hydroxyl radical…
Ảnh hưởng của gốc tự do đối với cơ thể ra sao?
Gốc tự do có thể phản ứng dễ dàng với các thành phần của tế bào. Gây ra rối loạn sự hoạt động bình thường của tế bào, phá hủy tế bào và đẩy nhanh quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể. Sự liên quan của các gốc tự do đối với sự hình thành một số bệnh lý gồm có:
- Bệnh lý ở hệ thần kinh trung ương như: bệnh Parkinson, Alzheimer, các chứng mất trí nhớ.
- Các bệnh tim mạch do tắc động mạch.
- Rối loạn viêm và hệ thống miễn dịch: các bệnh tự miễn phổ biến như Lupus ban đỏ, viêm khớp dạng thấp.
- Là tác nhân gây đột biến gen khi tấn công vào các ADN và các tổ chức màng. Vì các chất sinh học trong tế bào cũng có thể làm tăng nguy cơ gây ung thư.
- Chứng suy giảm thị lực và đục thủy tinh thể liên quan đến tuổi tác.
- Ngoại hình thay đổi do sự lão hóa gây ra: xuất hiện nhiều nếp nhăn, da mất độ căng bóng, đàn hồi, rụng tóc, tóc bạc, móng tay yếu…
- Bệnh đái tháo đường ở người già.
Ngoài những ảnh hưởng tiêu cực, thì sự hình thành các gốc tự do nội sinh cũng rất cần thiết cho cơ thể. Nó hỗ trợ cho quá trình tổng hợp và phân hủy các chất trong quá trình chuyển hóa tế bào.
Gốc tự do là gì và các nguồn tác nhân.
Cách hạn chế các gốc tự do có hại trong cơ thể
Nhằm tránh sự gia tăng quá mức của gốc tự do gây hại cho tế bào và cân bằng lại sự hình thành gốc tự do. Cơ thể vốn cũng có những cơ chế phá hủy gốc tự do. Đó là những enzym có sẵn trong tế bào (Glutathione peroxidase, Glutathione reductase…) hay các chất chống oxy hóa không có bản chất enzym như vitamin A, C, E, Beta caroten, Coenzyme Q, Selen…
Gốc tự do là gì, có gây hại hay không.
Nếu có quá nhiều gốc tự do được tạo ra và tồn tại trong cơ thể, thì những cơ chế chống gốc tự do tự nhiên không thể tự loại bỏ hết được, do đó làm ảnh hưởng tới cơ thể. Một số các biện pháp phòng ngừa và loại bỏ gốc tự do như sau:
- Chế độ ăn uống khoa học: bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng có tác dụng chống oxy hóa như vitamin A, E, C, Beta caroten, Selen… có nhiều trong hoa quả mọng, rau xanh… Hạn chế tối đa các chất không tốt cho cơ thể như đồ ăn chiên rán, nhiều dầu mỡ, bia rượu, nước uống có gas…
- Tránh stress căng thẳng: nên hạn chế những suy nghĩ tiêu cực, lo âu… Học cách suy nghĩ tích cực, yêu đời để tránh hình thành gốc tự do. Chăm tập thể dục giúp giảm stress tốt như thiền, yoga, đi bộ…
- Ngủ đủ giấc: ngủ đủ từ 7-8 tiếng mỗi ngày, giúp hạn chế nguy cơ hình thành các gốc tự do.
- Tránh tiếp xúc với môi trường độc hại, ô nhiễm, môi trường nhiễm phóng xạ.
- Thông qua việc bổ sung các thực phẩm có tác dụng chống oxy hóa trong cơ thể để giảm những gốc tự do gây hại.
Nên chú ý chăm sóc giấc ngủ mỗi ngày.
Trên đây là giải đáp gốc tự do là gì và những thông tin có liên quan. Khi các gốc tự do tăng nhiều trong cơ thể sẽ gây hại cho tế bào, tăng nguy cơ của nhiều bệnh lý phức tạp. Vì vậy, một lối sống khoa học và bổ sung đầy đủ các dưỡng chất sẽ giúp hạn chế hình thành gốc tự do hiệu quả các bạn nhé.
– Hà Nội: 114 Khuất Duy Tiến, phường Nhân Chính, Quận Thanh Xuân, Hà Nội
– Hồ Chí Minh: Số 74 đường số 1, CityLand Park Hills, Phường 10, Gò Vấp, TP.HCM
– Điện thoại: 18000006